Công đoàn Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam
(Trade union of Việt nam Engine and Agriculture Machinery Corporation-VEAM)
Ngày 09/01/1997, Công đoàn Ngành cơ khí luyện kim Việt Nam đã ban hành quyết định số 04/QĐ-CL về việc thành lập Công đoàn Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam kèm theo quyết định thành lập gồm 16 công đoàn cơ sở, với gần 8.000 đoàn viên công đoàn, trong đó có 02 công đoàn liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, sau 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công đoàn VEAM đã ngày càng lớn mạnh với một diện mạo mới và vị thế mới trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thích ứng với sự thay đổi của Doanh nghiệp
Giai đoạn 5 năm từ 1997-2002 là giai đoạn được coi là bước ngoặt quan trọng trong bước chuyển đổi cơ chế quản lý doanh nghiệp quốc doanh của nhà nước sang cơ chế kinh tế thị trường. Trong giai đoạn mới hình thành này, Công đoàn VEAM tuy còn nhỏ bé về quy mô tổ chức và số lượng đội ngũ, khó khăn về kinh phí hoạt động nhưng công đoàn Tổng công ty đã xác định cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác Công đoàn từ Tổng công ty đến cơ sở, theo tinh thần “ liên tục đổi mới, thích ứng kịp thời với những thay đổi cơ chế doanh nghiệp của Tổng công ty” Cán bộ CNVC-LĐ thuộc các thành phần kinh tế trong tổng công ty đã sát cánh cùng tổ chức công đoàn vượt qua nhiều khó khăn, thách thức đóng góp có hiệu quả trên mọi lĩnh vực, tạo nền tảng cơ sở vật chất, đảm bảo sự phát triển ổn định, lớn mạnh không ngừng cả về chất và lượng trong phong trào CNVC-LĐ và hoạt động công đoàn.
Thích ứng với sự thay đổi của Doanh nghiệp
Giai đoạn 5 năm từ 1997-2002 là giai đoạn được coi là bước ngoặt quan trọng trong bước chuyển đổi cơ chế quản lý doanh nghiệp quốc doanh của nhà nước sang cơ chế kinh tế thị trường. Trong giai đoạn mới hình thành này, Công đoàn VEAM tuy còn nhỏ bé về quy mô tổ chức và số lượng đội ngũ, khó khăn về kinh phí hoạt động nhưng công đoàn Tổng công ty đã xác định cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác Công đoàn từ Tổng công ty đến cơ sở, theo tinh thần “ liên tục đổi mới, thích ứng kịp thời với những thay đổi cơ chế doanh nghiệp của Tổng công ty” Cán bộ CNVC-LĐ thuộc các thành phần kinh tế trong tổng công ty đã sát cánh cùng tổ chức công đoàn vượt qua nhiều khó khăn, thách thức đóng góp có hiệu quả trên mọi lĩnh vực, tạo nền tảng cơ sở vật chất, đảm bảo sự phát triển ổn định, lớn mạnh không ngừng cả về chất và lượng trong phong trào CNVC-LĐ và hoạt động công đoàn.
Chủ Tịch Công đoàn VEAM làm việc với công đoàn Việt Nam SuZuKi
Lớn mạnh về năng lực và kinh nghiệm
Từ năm 2003 đến năm 2007, VEAM có nhiều biến đổi về mô hình hoạt động. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế sáp nhập, thành lập mới , đặc biệt là sự chuyển đổi cơ chế, đầu tư chiều sâu đã đưa một số đơn vị trọng điểm của Tổng công ty tiến nhanh trên con đường hội nhập quốc tế. Hàng loạt sản phẩm công nghệ cao ra đời, hiệu quả và giá trị kinh tế tăng đột biến.Theo đó, diện mạo doanh nghiệp và sự phát triển cũng mạnh mẽ hơn. Hoạt động công đoàn của các thành viên trong Tổng công ty lớn mạnh cả về tổ chức, số lượng và chất lượng. Nghi quyết Đại hội lần thứ II Công đoàn Tổng công ty nhiệm kỳ 2003-2008; với mục tiêu: “ Xây dựng Công đoàn Tổng công ty vững mạnh về tổ chức, lớn mạnh về số lượng đội ngũ cán bộ, đoàn viên và hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động ” nhìn lại chặng đường 5 năm, những kết quả và thành tích đạt được của Công đoàn Tổng công ty VEAM thật đáng tự hào: công đoàn cơ sở tăng đến 28 đơn vị, với số lượng đoàn viên 13.000 người, nội dung và phương thức hoạt động có sự chuyển biến tích cực . Đội ngũ hơn 650 cán bộ công đoàn ở cơ sở nhất là các đơn vị liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có bước trưởng thành lớn mạnh về năng lực và kinh nghiệm. Công đoàn tại các công ty FDI đã làm rất tốt các chức năng là đại diện quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Từ năm 2011đến năm 2015, số lượng CNVC-LĐ của VEAM tăng trưởng đột biến, số lượng đoàn viên lên tới gần 20.000 người. Đó là sự thay đổi diện mạo không ngừng của VEAM qua việc mở thêm ngành nghề, đầu tư đổi mới nhà xưởng, đầu tư thiết bị công nghệ…
Mặc dù đây là giai đoạn diễn ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy vậy, họat động công đoàn đã thích ứng kịp thời, góp sức tạo nên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ổn định và liên tục phát triển. Công đoàn Tổng công ty VEAM thực sự là chỗ dựa vững chắc, tin cậy cho đại đa số cán bộ đoàn viên và CNVC-LĐ của các thành phần kinh tế trong Tổng công ty.
Công đoàn sát cánh cùng doanh nghiệp vượt khó
Giai đoạn từ năm 2008 đến nay, là thời kỳ đầy khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó phong trào CNVC-LĐ và hoạt động công đoàn của Tổng công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong giai đoạn này Công đoàn VEAM đã đóng góp những trọng trách quan trọng cùng Công đoàn Công Thương Việt Nam trong việc đối ngoại với bạn bè quốc tế, đặc biệt là với các đối tác trong các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, với hơn 70% đoàn viên công đoàn cơ sở đang làm việc tại đây.
Phần thưởng cho những nỗ lực
Những kết quả Công đoàn VEAM đạt được có sự đóng góp của gần 20.000 lao động, họ là những lao động trẻ có năng lực, trình độ và sáng tạo trong mọi hoạt động, đồng thời để đạt được những thành tích đó cần phải kể đến sự chỉ đạo sát sao của công đoàn cấp trên, Công đoàn Công Thương Việt Nam, Ban chấp hành công đoàn cơ sở, sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, đặc biệt là sự đồng hành của các câp chuyên môn trong Tổng công ty đã sát cánh cùng đội ngũ cán bộ công đoàn, chung sức đồng lòng xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, xuất sắc trong suốt chặng đường 20 năm qua.
Tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập, Công đoàn VEAM đã vinh dự được Chính phủ tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất .
Từ năm 2003 đến năm 2007, VEAM có nhiều biến đổi về mô hình hoạt động. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế sáp nhập, thành lập mới , đặc biệt là sự chuyển đổi cơ chế, đầu tư chiều sâu đã đưa một số đơn vị trọng điểm của Tổng công ty tiến nhanh trên con đường hội nhập quốc tế. Hàng loạt sản phẩm công nghệ cao ra đời, hiệu quả và giá trị kinh tế tăng đột biến.Theo đó, diện mạo doanh nghiệp và sự phát triển cũng mạnh mẽ hơn. Hoạt động công đoàn của các thành viên trong Tổng công ty lớn mạnh cả về tổ chức, số lượng và chất lượng. Nghi quyết Đại hội lần thứ II Công đoàn Tổng công ty nhiệm kỳ 2003-2008; với mục tiêu: “ Xây dựng Công đoàn Tổng công ty vững mạnh về tổ chức, lớn mạnh về số lượng đội ngũ cán bộ, đoàn viên và hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động ” nhìn lại chặng đường 5 năm, những kết quả và thành tích đạt được của Công đoàn Tổng công ty VEAM thật đáng tự hào: công đoàn cơ sở tăng đến 28 đơn vị, với số lượng đoàn viên 13.000 người, nội dung và phương thức hoạt động có sự chuyển biến tích cực . Đội ngũ hơn 650 cán bộ công đoàn ở cơ sở nhất là các đơn vị liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có bước trưởng thành lớn mạnh về năng lực và kinh nghiệm. Công đoàn tại các công ty FDI đã làm rất tốt các chức năng là đại diện quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Từ năm 2011đến năm 2015, số lượng CNVC-LĐ của VEAM tăng trưởng đột biến, số lượng đoàn viên lên tới gần 20.000 người. Đó là sự thay đổi diện mạo không ngừng của VEAM qua việc mở thêm ngành nghề, đầu tư đổi mới nhà xưởng, đầu tư thiết bị công nghệ…
Mặc dù đây là giai đoạn diễn ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy vậy, họat động công đoàn đã thích ứng kịp thời, góp sức tạo nên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ổn định và liên tục phát triển. Công đoàn Tổng công ty VEAM thực sự là chỗ dựa vững chắc, tin cậy cho đại đa số cán bộ đoàn viên và CNVC-LĐ của các thành phần kinh tế trong Tổng công ty.
Công đoàn sát cánh cùng doanh nghiệp vượt khó
Giai đoạn từ năm 2008 đến nay, là thời kỳ đầy khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó phong trào CNVC-LĐ và hoạt động công đoàn của Tổng công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong giai đoạn này Công đoàn VEAM đã đóng góp những trọng trách quan trọng cùng Công đoàn Công Thương Việt Nam trong việc đối ngoại với bạn bè quốc tế, đặc biệt là với các đối tác trong các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, với hơn 70% đoàn viên công đoàn cơ sở đang làm việc tại đây.
Phần thưởng cho những nỗ lực
Những kết quả Công đoàn VEAM đạt được có sự đóng góp của gần 20.000 lao động, họ là những lao động trẻ có năng lực, trình độ và sáng tạo trong mọi hoạt động, đồng thời để đạt được những thành tích đó cần phải kể đến sự chỉ đạo sát sao của công đoàn cấp trên, Công đoàn Công Thương Việt Nam, Ban chấp hành công đoàn cơ sở, sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, đặc biệt là sự đồng hành của các câp chuyên môn trong Tổng công ty đã sát cánh cùng đội ngũ cán bộ công đoàn, chung sức đồng lòng xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, xuất sắc trong suốt chặng đường 20 năm qua.
Tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập, Công đoàn VEAM đã vinh dự được Chính phủ tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất .
Lễ đón nhận huân chương Lao động hạng Nhất
Những kết quả đạt được là sự kết tinh của quá trình đổi mới trong tư duy của mỗi CBCNVC.Hoạt đông công đoàn Tổng công ty VEAM đã có nhiều đóng góp tác động trực tiếp đem lại hiệu quả trong quá trình ổn định, xây dựng và phát triển Tổng công ty không ngừng lớn mạnh.
Các đơn vị thành viên:
1- Công ty TNHH MTV Động cơ và Máy nông nghiệp Việt Nam-SVEAM
Sau gần 50 năm xây dựng và trưởng thành bằng sự nỗ lực của mình công ty SVEAM đã vượt qua khó khăn thách thức, từ một nhà máy chuyên lắp ráp động cơ và máy nông nghiệp theo thiết kế của KUBOTA, SVEAM đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp Việt Nam, với nhóm sản phẩm chính đa dạng có hơn 100 loại sản phẩm, chiếm 25% thị phần trong nước và xuất khẩu trên 25 quốc gia.
2- Liên doanh Honda – VEAM
Thành lập từ năm 1996 với sự góp vốn của ba bên: Công ty Honda, công ty Asian Honda và Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, sau 20 năm có mặt tại Việt Nam đến nay công ty Honda Việt Nam đã tự hào trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất xe máy và đang từng bước khảng định vị trí của mình trong ngành công nghiệp ô tô
3- Công ty Cổ Phần Phụ tùng máy số 1
Công ty CP phụ tùng máy số 1 (FUTU1) được thành lập ngày 25/3/1968 Với thế mạnh là nhà sản xuất phụ tùng máy động lực, máy nông nghiệp và linh kiện xe máy, ô tô có uy tín hàng đầu trên thị trường Việt Nam, FUTU1 đã từng bước xây dựng vị thế vững chắc, tạo được niềm tin với khách hàng trong nước.
4- Công ty TNHH MTV DIESEL Sông Công
Nhà máy Diesel Sông Công được thành lập ngày 25/4/1980 là tiền thân của công ty TNHH MTV Diesel Sông Công ngày nay. Công ty có năng lực thiết kế chế tạo động cơ đốt trong, thiết bị công tác và phụ tùng phục vụ cho các ngành kinh tế quôc dân, luyện cán thép, thay thế tổng thành xe ô tô, xây dựng công nghiệp, xuất nhập khẩu thiết bị dụng cụ phụ tùng.
5- Công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên (FOMECO)
Đứng trước những thách thức, khó khăn chung của doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, những năm gần đây, FOMECO đã không chùn bước, tìm hướng đi mới, để lớn mạnh không ngừng bằng việc tập trung vào phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ mà hiện nay đang được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ. Đến nay, FOMECO là một trong các đơn vị của VEAM được đánh giá là điểm sáng của ngành Cơ khí Việt Nam.
6- Công ty Cổ phần Cơ khí An giang
Được thành lập từ năm 1976, hiện là một trong những thành viên của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, trước đây là doanh nghiệp nhà nước, đến năm 2008 chuyển sang hoạt động mô hình Công ty cổ phần. Công ty có 2 xí nghiệp trực thuộc và một công ty liên doanh, hoạt động trong lĩnh vực có khí nông nghiệp- nông thôn, phục vụ nhu cầu thu hoạch và bảo quản –chế biến nông sản và giao thông, sản phẩm của công ty đã có mặt khắp đồng bằng sông Cửu long, các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và xuất sang Campuchia, Myanmar…
7- Nhà máy ô tô VEAM
Được khởi công ngày 18 tháng 7 năm 2004 tại Bỉm sơn Thanh Hóa với tổng số vốn đầu tư 723 tỷ đồng, nhà máy chuyên sản xuất và lắp ráp các loại ô tô tải nhẹ chuyên dụng, ô tô bus, sản xuất ô tô máy kéo và phụ tùng ô tô, máy kéo và linh kiện thay thế, năm 2015 nhà máy phấn đấu sản xuất 3.852 xe các loại, Các sản phẩm không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước như Lào, Philipine…
8- Công ty Toyota Việt Nam
Là một Công ty dẫn đầu ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với tổng số vốn 89,6 triệu USD tập trung vào việc sản xuất kinh doanh ô tô, cung ứng phụ tùng ô tô tại Việt Nam và xuất khẩu linh kiện sản xuất tại Việt Nam ra nước ngoài
9-Công ty Ford Việt Nam
Được thành lập từ ngày 5 tháng 9 năm 1995, công ty TNHH Ford Việt nam là liên doanh giữa tập đoàn Ô tô Ford có trụ sở tại Michigan và công ty Diesel Sông Công với công suất 20.000 xe một năm với tổng số vốn đầu tư 102 triệu USD
10-Viện Công nghệ
Viện công nghệ được thành lập từ ngày 17 tháng 8 năm 1969, là một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của Bộ Cơ khí và Luyện kim theo quyết định 700/CL/CB trên cơ sở năng lực thiết bị và con người các xưởng sản xuất của các lĩnh vực cơ khí, nhiệt luyện, đúc… ViỆN sẽ đẩy mạnh sản xuất theo hướng nâng cao sản lượng gắn với hiệu quả kinh tế, đảm bảo thu nhập và việc làm cho cán bộ công nhân viên.
11-Công ty cổ phần Vật tư và thiết bị toàn bộ(MATEXIM)
Được thành lập ngày 17 tháng 9 năm 10969, trên 45 năm hoạt động Matexim đã không ngừng phát triển, công ty đã cung cấp một khối lượng lớn vật tư phương tiện, thiết bị cho sản xuất của các doanh nghiệp trong tổng công ty, ngoài ra công ty còn tham gia đầu tư vốn để thành lập công ty Cơ khí Việt Nhật, chuyên sản xuất các sản phẩm về gang đúc chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu
12- Công ty cổ phần cơ khí Cổ loa
Được thành lập ngày 30 tháng 9 năm 1980 tại Đông Anh với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện chế tạo các thiết bị không tiêu chuẩn phục vụ cho ngành Cơ khí, như Máy băm dũa, máy quay bóng và một số mặt hàng phục vụ đời sống như quạt điện, xe công nông, xe lambro…
13-Công ty TNHH MTV máy kéo và máy nông nghiệp (TAMAC)
TAMAC là một công ty có quy mô và truyền thống lâu đời về sản xuất máy nông nghiệp tại Việt Nam, với ngành nghề kinh doanh là thiết kế, chế tạo và kinh doanh các loại máy móc, thiết bị phụ tùng máy phục vụ cho nông nghiệp bao gồm: máy kéo, máy cấy, gieo hạt, các loại máy gặt đập liên hợp. Từ những ngày đầu thành lập công ty là đơn vị chế tạo bình bơm thuốc trừ sâu lớn nhất cả nước, các sản phẩm máy kéo Bông sen và các máy nông cụ là bạn đồng hành với bà con nông dân hàng chục năm qua
14-Công ty Cơ khí Vinh
Công ty Cơ khí Vih luôn đóng vai trò quan trọng đối với ngành cơ khí – Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, ngoài việc sản xuất các sản phẩm cơ khí, xây lắp xây lắp công nghiệp truyền thống công ty đã từng bước tham gia vào sản xuất chế tạo phụ tùng phục vụ máy nông nghiệp, kinh doanh thiết bị máy nông nghiệp, chế tạo kết cấu khung thép và nhà xưởng khung thép các loại cho các dự án khu vực miền trung và Tỉnh Nghệ An
15- Cơ khí Trần Hưng Đạo
Nhà máy cơ khí Trần Hưng đạo được thành lập ngày 19 tháng 4 năm 1947, ngoài các sản phẩm mà công ty nghiên cứu chế tạo như: Động cơ D80(8ML), D165(15HP), D220 dùng cho giàn máy cấy, tàu thuyền nhỏ và các lĩnh vực khác, công ty còn mở ra ra hướng mới dó là xuất khẩu dịch vụ cơ khí động lực. Công ty còn chế tạo các loại hộp số có công suất lớn như HS24-32 nhiều tính năng hơn , chất lượng tốt hơn đẹp hơn đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của thị trường.
16-Công ty cơ khí chính xác số 1
Được thành lập ngày 8 tháng 6 năm 1962, Công ty có hơn 180 máy móc thiết bị từ khâu rèn, đọt dập, gia công cơ khí, tiện, phay bào, mài, hàn, ép nhựa và sơn tĩnh điện đến lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh có nhiều thiết bị hiện đại như máy cắt dây, máy quấn dây tự động, máy ép thủy lực, hệ thông sơn sấy tĩnh điện, các thiết bị hàn MIC, hàn TIC đáp ứng chế tạo sản phẩm chất lượng cao.
17-Đúc VEAM
Công ty Đúc VEAM với nhiệm vụ chủ yếu là chuyên sản xuất các sản phẩm như đúc Gang, Thép, Đồng,Nhôm , công ty còn chế tạo thành công các chi tiết cho máy công cụ, máy nông nghiệp, động cơ nổ các loại , máy chế biến giấy, cao su, máy cưa sẻ đá, máy nghiền xi măng, bi cầu, bi trục, phụ tùng ô tô xa máy và nhiều chi tiết khác.
18- Công ty Cổ phần Nakyco
Công ty được thành lập ngày 10 tháng 9 năm 1974 Tại Tân Qúy, Tân sơn nhì Quận Tân phú, sản phẩm chính của công ty là: sản phẩm Piston, sản phẩm sơ mi, sản phẩm gang-thép, sản phẩm cơ khí bằng nhôm, sản phẩm khuôn mẫu…
19-Công ty cổ phần Thương mại VEAM (VETRANCO)
Công ty cổ phần VETRANCO thành lập tháng 8 năm 2002, nhệm vụ chủ yếu của công ty là kinh doanh vận tải, thương mại, xuất nhập khẩu máy móc thiết bị và sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dung.
20-Công ty Mekong Auto
Công ty được thành lập ngày 22/6/ 1991, là liên doanh đầu tiên chuyên lắp ráp và sản xuất ô tô tại Việt Nam có tổng vốn đầu tư 35.995.000 USD với công xuất 10.000 xe tải / năm và 1.000 xe trở khách đến 54 chỗ ngồi / năm
21- Công ty Việt Nam Suzuki
Công ty được thành lập ngày 21 tháng 4 năm 1995, là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, tổng số vốn đầu tư 97,900.000 USD. Năm 1996, Suzuki chính thức đặt chân vào Việt Nam với mục tiêu trở thành một trong những hãng xe hàng đầu tại thị trường đầy tiềm năng này. Được đón nhận nồng nhiệt với dòng sản phẩm sành điệu Suzuki Viva, Công ty Việt Nam Suzuki tiếp tục cho ra mắt những dòng sản phẩm chất lượng và hiện đại với sản lượng ô tô 6.000 xe/ năm, xe máy 100,000 xe/ năm
22- Công ty Cơ khí Việt Nhật:
Là một công ty sản xuất, VJE tập trung vào các sản phẩm như phụ kiện xe máy, điện tử gia dụng, thiết bị điều khiển, máy móc nhà máy, công nghiệp… Lợi thế cạnh tranh giúp công ty nổi bật giữa các công ty sản xuất khác là dây chuyền sản xuất đồng hóa chuyển giao từ Nhật Bản, hệ thống quản lí chất lượng chặt chẽ đạt tiêu chuẩn ISO 9001 và đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm làm việc với khách hàng Nhật Bản. 20 năm hoạt động, VJE đã được biết đến rộng rãi với tư cách là chuyên gia khuôn đúc. Công ty cam kết sẽ cải tiến chất lượng sản phẩm để làm hài lòng khách hàng trong lẫn ngoài nước.
23- Cơ quan Tổng công ty VEAM
Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam – Công ty Cổ phần (VEAM) tiền thân là Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con, thuộc Bộ Công Thương được thành lập ngày 12 tháng 05 năm 1990 với mục tiêu trọng tâm của ngành cơ khí Việt Nam là Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
24- Công ty Matexim Hải Phòng
Công ty cổ phần Matexim Hải Phòng tiền thân là Chi nhánh vật tư Hải Phòng thuộc Công ty vật tư thiết bị toàn bộ, trực thuộc Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp - Bộ Công nghiệp, được thành lập cách đây hơn 40 năm và thành lập lại theo Quyết định số 524/QĐ/TTB.5 ngày 01/10/1994 của Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ. Chi nhánh vật tư Hải Phòng kinh doanh cung ứng vật tư, thiết bị công nghiệp và giao nhận vận tải phục vụ cho các ngành công nghiệp, đặc biêt trong ngành sản xuất sắt thép...
Thành tích nổi bật:
Năm 2011: Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng công đoàn cơ sở vững mạnh toàn diện có phong trào thi đua xuất sắc.
Năm 2012: Cờ thi đua của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng đơn vị xuất sắc trong phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn.
Năm 2013: Cờ thi đua của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng đơn vị xuất sắc trong phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn.
Năm 2014: : Cờ thi đua của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng đơn vị xuất sắc trong phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn.
Năm 2015: : Cờ thi đua của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng đơn vị xuất sắc trong phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn.
Huân chương Lao động hạng Ba năm 2007
Huân chương lao động hạng Nhì năm 2012
Huân chương lao động hạng Nhất năm 2016